Phong cách kiến trúc tân cổ điển là gì ?
1. Tìm hiểu về kiến trúc tân cổ điển
1.1. Kiến trúc tân cổ điển là gì?
Kiến trúc tân cổ điển là sự kết hợp giữa 2 phong cách kiến trúc cổ điển và hiện đại. Xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ XVIII tại Ý và Pháp, lối kiến trúc này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Bắt đầu trào lưu tân cổ điển tại Ý và Pháp sau đó lan rộng ra Châu Âu, Bắc Mỹ và cả thế giới. Kiến trúc tân cổ điển là sự kết hợp giữa nguyên tắc kiến trúc bền vững Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư Andrea Palladio.
1.2. Các loại hình kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển có nhiều loại hình khác nhau, tùy thuộc vào từng thời kỳ và những mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, có 3 loại hình kiến trúc tân cổ điển phổ biến nhất là: Kiến trúc kiểu đền thờ, kiến trúc palladian và kiến trúc dựa theo các tòa nhà hình khối cổ điển.
1.2.1. Các tòa nhà kiểu đền thờ
Những ngôi đền ở Châu Âu là một trong những kiến trúc đặc trưng nhất trong phong cách tân cổ điển. Các ngôi đền sử dụng những đường nét, hoa văn cổ xưa kết hợp với hiện đại để mô phỏng ngôi đền. Chẳng hạn như Điện Panthéon ở Pháp, Bảo tàng Anh ở London.
1.2.2. Các công trình kiến trúc palladian
Kiến trúc Palladian mang vẻ ngoài cổ điển, hoành tráng cùng với đó là nét đối xứng trang nghiêm. Các cột, trụ thường được kết hợp với cổng có cấu trúc vòm, các cửa sổ được sắp xếp đối xứng. Tạo nên vẻ trang nghiêm trong phong cách kiến trúc tân cổ điển.
1.2.3. Các tòa nhà hình khối phong cách cổ điển
Một loại hình kiến trúc tân cổ điển rất phổ biến hiện này là các tòa nhà hình khối theo dạng hình chữ nhật, hình vuông. Các tòa nhà này thường có mái bằng, bên ngoài có các cột hoặc mái vòm lặp lại tạo nên diện mạo như một hình khối cổ điển. Điển hình cho phong cách kiến trúc này là nhà hát Opera Palais Garnier ở Paris, do kiến trúc sư Charles Garnier thiết kế.
2. Tìm hiểu về lịch sử phát triển của kiến trúc tân cổ điển
Trường phái kiến trúc tân cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau đó được lan rộng ở Châu Âu vào thế kỷ thứ 18, 19 và thể hiện qua những thiết kế xây dựng như trường học, cụng điện, đền thờ,…
Kiến trúc tân cổ điển trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua 5 giai đoạn chính:
2.1. Giai đoạn tiền thân (palladio)
Giai đoạn palladio được phát triển bởi kiến trúc sư người Ý là Andrea Palladio. Ông đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tân cổ điển này ở giữa thời kỳ phục hưng từ nhiều thế kỷ trước. Khác hẳn với các kiến trúc Gothic của các nhà thờ công giáo nằm rải rác ở Châu Âu. Kiến trúc Palladio chịu ảnh hưởng lớn của kiến trúc ngoại giáo cổ đại, là sự kết hợp hài hòa giữa những nét thiết kế cổ xưa và nét tinh tế, lạ mắt của hiện đại, từ đó đã đặt nền móng cho kiến trúc tân cổ điển đến bây giờ.
2.2. Giai đoạn khai quật quá khứ
Ở giai đoạn này, phong cách Palladian được phổ biến và lan tỏa mạnh mẽ ở các nước phương tây. Các vương quốc cổ đại như Pompeii và Herculaneum đã được khai quật ở Ý vào thế kỷ thứ 18. Điều này đã thu hút đông đảo giới nghệ nhân đến tham quan và tạo ra những nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận trong phong cách kiến trúc tân cổ điển.
2.3. Giai đoạn phản ứng với Rococo
Kiến trúc Rococo của thế kỷ thứ 17 thể hiện sự xa hoa, lộng lẫy trong từng đường nét, tuy nhiên khi thời đại khai sáng bắt đầu ám ảnh cho thế giới cổ đại, loại hình kiến trúc này dần không được ưa chuộng nữa. Thay vào đó, các kiến trúc sư bắt đầu thử nghiệm phục sinh lại kiến trúc La Mã, từ đó kéo theo sự thành hành và phát triển của khắp Châu Âu và Châu Mỹ và dần trở thành một trào lưu mới trong thiết kế kiến trúc bấy giờ.
2.4. Giai đoạn phục sinh kiến trúc La Mã cũ
Sau giai đoạn này, các kiến trúc La Mã cũ được phục sinh, các công trình kiến trúc tân cổ điển bắt đầu xuất hiện. Những kiến trúc này được mô phỏng lại cách cai trị, quản lý nhà nước của các nước La Mã và Hy Lạp cổ đại. Những tòa nhà chính phủ theo thiết kế tân cổ điển bắt đầu được xây dựng. Cho đến sau cuộc cách mạng Pháp, những kiến trúc này gần như phổ biến và tràn lan ở các nước Châu Âu.
2.5. Giai đoạn cuối kiến trúc tân cổ điển
Đến giai đoạn cuối cùng của kiến trúc tân cổ điển, giai đoạn này cũng có tầm ảnh hưởng đến ngày nay của phong cách kiến trúc này. Vào những năm của thế kỷ 19, các kiến trúc sư đã đưa phong cách cổ điển vào trong thiết kế, kết hợp với lối kiến trúc hiện đại hướng đến sự mới mẻ.
3. Đặc điểm của kiến trúc tân cổ điển
Những nét đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển được kế thừa bởi kiến trúc cổ điển. Chính vì vậy, trong các thiết kế của kiến trúc tân cổ điển luôn có quy mô lớn, từng chi tiết trong thiết kế hướng đến sự cân bằng và đối xứng. Các hoa văn được chăm chuốt tinh xảo nhưng không rườm rà. Đặc biệt khi kết hợp các yếu tố hiện đại vào thiết kế thì hệ mái đã được đa dạng hơn.
3.1. Kiến trúc tân cổ điển sử dụng các thức cột đặc trưng trong kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại
Những chi tiết đáng chú ý trong phong cách tân cổ điển phải kế đến đó là cột. Trong kiến trúc tân cổ điển có 3 thức cột cơ bản như sau:
Thức cột Doric
Thức cột Doric xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất trong các thức cột. Xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Được đưa vào sử dụng đầu tiên ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Hy Lạp.
Thức cột Ionic
Ra đời sau thức cột Doric, Ionic mang một vẻ đẹp mềm mại, nữ tính. Thức cột Ionic được đặt trên phần đế có bệ đỡ cột, đầu cột là 2 vòng xoắn ốc dùng để trang trí gờ chỉ, các họa tiết có trên Ionic được khắc chìm để trang trí cho cột trở nên bắt mắt hơn.
Thức cột Corinth
Ra đời sau cùng trong 3 thức cột, Corinth có đường nét mảnh mai, đầu cột có nhiều chi tiết hoa văn trông như một lẵng hoa. Ưu điểm của thức cột này là có nhiều chi tiết đối xứng theo nhiều chiều. Thức cột Corinth có 2 loại là thức cột Corinth La Mã và thức cột Corinth Phục Hưng.
4. Những yếu tố để tạo nên phong cách kiến trúc tân cổ điển
Vật liệu
Kiến trúc tân cổ điển được áp dụng chủ yếu vào các công trình lớn và biệt thự nguy nga. Vì thế vật liệu chọn để sử dụng cho kiến trúc này phải là những loại cao cấp.
Ánh sáng và màu sắc
Màu sắc và ánh sáng phải luôn được kết hợp 1 cách tinh tế để tạo nên sự cuốn hút.
Màu sắc ở phong cách kiến trúc này sẽ được tập trung vào các màu sáng. Đặc biệt là những tone màu trắng sữa, xanh dương, đen bóng, xám… tạo nên sự sang trọng đẳng cấp.
Họa tiết và trang trí
Đặt chân vào không gian tân cổ điển, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được các họa tiết nổi bậc được chạm khắc trên những vách tường, sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ tủ,, giường ngủ…
5. Các công trình kiến trúc tân cổ điển tiêu biểu tại Việt Nam
Tại Việt Nam không có quá nhiều công trình được xây dựng theo lối kiến trúc tân cổ điển. Tuy nhiên vẫn có một số công trình đáng chú ý mang tính đặc trưng của phong cách này.
Trung tâm hội nghị quốc gia
Được khởi công xây dựng vào năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia là một trong những công trình kiến trúc tân cổ điển nổi tiếng ở Việt Nam dưới sự phối hợp của các kiến trúc sư người Pháp và Việt Nam.
Có tổng diện tích 64.000m2, bao gồm các khu vực hội nghị, triển lãm, sự kiện, đặc biệt nhất trong công trình là phòng hòa nhạc có sức chứa hơn 1.500 người. Kiến trúc của Trung tâm Hội nghị Quốc Gia là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc tân cổ điển và phong cách Á Đông, theo đó, toàn bộ dự án được thiết kế với những đường nét rất sang trọng.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội được xây dựng vào năm 1901, là một trong những khách sạn lâu đời nhất tại Hà Nội. Sau nhiều lần cải tạo và nâng cấp, khách sạn này đã trở thành biểu tượng của phong cách tân cổ điển tại Việt Nam. Với lối kiến trúc hoành tráng, toàn bộ khách sạn được thiết kế theo phong cách tân cổ điển, mang lại sự sang trọng, lịch lãm.
Các công trình kiến trúc tân cổ điển trên thế giới không chỉ tạo nên sự mới mẻ, độc đáo mà còn đem lại cho con người ta những trải nghiệm và cảm hứng mới mẻ của nghệ thuật và lịch sử. Dưới đây là 2 kiến trúc tân cổ điển nổi tiếng:
Nhà hát Sydney Opera House tại Úc
Được xây dựng vào năm 1957 và hoàn thành vào năm 1973. Đây là công trình kiến trúc tân cổ điển nổi tiếng bậc nhất thế giới. Nhà hát Sydney phản ánh đầy đủ những nét đẹp của kiến trúc cổ cùng với đó là sự sang trọng, hiện đại và lịch lãm. Tạo nên một công trình kiến trúc đẳng cấp mang tầm quốc tế.
Cung điện Versailles tại Pháp
Được thiết kế vào thế kỷ XVII, đây là công trình kiến trúc tân cổ điển tiêu biểu và đại diện cho phong cách thiết kế này tại Pháp và Châu Âu lúc bấy giờ. Công trình thể hiện được sự hoành tráng, nét trang nhã, tinh tế và uy quyền của một cung điện Hoàng Gia.
Tổng kết, bài viết trên của DAINAMIIC đã chia sẻ đến bạn khái niệm về Phong cách kiến trúc tân cổ điển. Các đặt điểm của phong cách kiến trúc này. Mọi thắc mắc của bạn vui lòng LIÊN HỆ: FB:https://www.facebook.com/DAINAMIIC Hoặc Email: dainamiic@gmail.com để được tư vấn miễn phí.